Công nghệ thông tin
Công nghệ thông tin (CNTT) là lĩnh vực chưa bao giờ ngừng phát triển. Các thiết bị điện tử không ngừng được đổi mới, sự phổ biến mạng xã hội… khiến CNTT là ngành giữ vị thế tiên phong, luôn thiếu nhân lực và đòi hỏi trình độ nâng cao.
Theo thống kê trong thời kỳ phát triển của công nghệ 4.0, số lượng lao động cần trong ngành công nghệ thông tin là rất lớn, tính riêng thị trường TP HCM ước tính cần khoảng 24.000 người/năm. Trên cả nước mỗi năm cần khoảng 78.000 lao động chuyên ngành công nghệ thông tin.
Thực trạng cần nhân lực là rất lớn nhưng thống kê thực tế số lượng sinh viên theo đuổi ngành công nghệ thông tin chỉ nằm ở mức thấp, khoảng 50.000. Trong khi đó chưa tính số lượng sinh viên này sau ra trường có theo đúng chuyên ngành hay không. Đây là một thách thức lớn cần bổ sung nhân lực cho tương lai nghề CNTT.
CNTT là lĩnh vực đặc thù có thể giúp các bạn trẻ định hướng xây dựng sự nghiệp chuyên môn chính hoặc theo đuổi như một "nghề tay trái hái ra tiền". Với mức lương hấp dẫn và đãi ngộ cao, một chuyên viên CNTT có thể nhận mức thu nhập trung bình lên đến 1.000 USD/tháng.
Marketing
Nghề Marketing đóng vai trò quan trọng ở hầu hết các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp kinh doanh buôn bán, quảng cáo và truyền tải thông tin. Trong khi đó, hiện ngành này được cho là thiếu nhân lực bởi sự phát triển quá nhanh của công nghệ Internet.
Trong tương lai, hiệu quả của hoạt động bán hàng, lợi nhuận, doanh thu, khách hàng… chắc chắn sẽ chịu ảnh hưởng lớn từ marketing và nó còn chi phối cả hoạt động của doanh nghiệp trong hiện tại. Không một doanh nghiệp nào dễ dàng phát triển mà không có Marketing.
Theo Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP HCM, kể từ năm 2020, ngành Marketing thiếu nhân lực số lượng lớn, thực tế cần đến 10.000 lao động trở lên cho mỗi năm. Là lĩnh vực dẫn đầu trong 6 lĩnh vực có nhu cầu tuyển dụng nhân lực cao nhất. Mức lương dành cho khối ngành Marketing là không cố định nhưng khá cao so với mặt bằng thu nhập chung.
Công nghệ cơ khí – Tự động hóa, Điện – điện tử
Sản xuất kỹ thuật số (Digital Manufacturing) là sự tích hợp giữa Công nghệ kỹ thuật Cơ khí, Công nghệ thông tin, Điều khiển tự động. Đào tạo nhân lực cho sản xuất kỹ thuật số trong tương lai chính là đào tạo kỹ sư ngành kỹ thuật Cơ điện tử.
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 cùng quá trình hội nhập đang đòi hỏi Việt Nam thúc đẩy nhanh chóng phát triển ngành cơ điện tử, hứa hẹn mở ra nhiều cơ hội việc làm rộng lớn cho ngành học này. Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, đến năm 2030, nhu cầu về nhân lực trong ngành công nghiệp cơ điện tử sẽ đạt khoảng 1,2 triệu người.
https://laodong.vn/cong-doan/3-nganh-du-doan-thieu-nhan-luc-trong-nam-2025-1436346.ldo