LĐLĐ quận Hoàng Mai tiến hành thẩm định hồ sơ đề nghị công nhận đơn vị văn hóa. Ảnh: Công đoàn Hoàng Mai
Giải pháp từ cơ sở
Từ thực tế, bà Trần Thu Hiền - Phó chủ tịch LĐLĐ quận Hoàng Mai - cho biết, xây dựng cơ quan, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa là một quá trình không dễ dàng nhưng lại vô cùng quan trọng và cần thiết đối với sự phát triển lâu dài.
Dù đối mặt với nhiều khó khăn, việc xây dựng và duy trì một nền văn hóa tích cực sẽ mang lại rất nhiều lợi ích, từ sự gắn kết trong nội bộ đến sự phát triển bền vững của tổ chức. Do đó, mỗi cơ quan, doanh nghiệp cần phải nhận thức rõ tầm quan trọng của văn hóa tổ chức và chủ động thực hiện các giải pháp hiệu quả để xây dựng một môi trường làm việc tích cực và đầy cảm hứng.
Tại Hoàng Mai, LĐLĐ quận đã có một số giải pháp như tuyên truyền mạnh mẽ hơn nữa tới các doanh nghiệp để CĐ các doanh nghiệp kịp thời đăng ký, thực hiện và đề nghị xét công nhận đơn vị đạt chuẩn văn hóa giai đoạn tiếp theo. Tăng cường đối thoại và tạo điều kiện cho NLĐ tham gia, cần tổ chức các cuộc đối thoại thường xuyên giữa lãnh đạo và nhân viên để lắng nghe ý kiến, mong muốn và nguyện vọng của NLĐ. Điều này sẽ giúp CĐ hiểu rõ hơn về nhu cầu của NLĐ và giúp xây dựng một cơ quan văn hóa phù hợp với thực tế…
Tiếp tục chú trọng xây dựng, phát triển các thiết chế văn hóa CĐ
Các cấp CĐ Hà Nội đã đẩy mạnh Cuộc vận động “Xây dựng Nếp sống văn hóa công nghiệp” trong CNVCLĐ Thủ đô gắn với đẩy mạnh công tác xây dựng, phát triển đời sống văn hóa cơ sở, nâng cao chất lượng đánh giá, bình xét, công nhận danh hiệu xây dựng “Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa” và thực hiện Quy tắc ứng xử tại nơi làm việc, Quy tắc ứng xử nơi công cộng.
Từ năm 2023 đến nay có 3.816 đơn vị đăng ký công nhận danh hiệu “Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa”, trong đó giai đoạn 2023 - 2027 là 3.059 đơn vị và giai đoạn 2024 - 2028 là 757 đơn vị. Kết quả thẩm định hồ sơ đề nghị công nhận danh hiệu “Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa” giai đoạn 2023-2024 là 45 Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở đã tiến hành kiểm tra, thẩm định và đề nghị công nhận 2.784 hồ sơ, trong đó có 540 cơ quan, 1.865 đơn vị, 379 doanh nghiệp. Kết quả đã có 1.780 đơn vị được công nhận “Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa”; 44/45 CĐ cấp trên trực tiếp cơ sở vượt tỉ lệ được giao.
Nhiều đơn vị có các hoạt động mang tính sáng tạo, mô hình mới. Trong đó, CĐ ngành Giao thông Vận tải Hà Nội triển khai mô hình “Không gian văn hóa Hồ Chí Minh”, sáng tác ca khúc mới về CĐ Thủ đô chào mừng 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam; LĐLĐ quận Cầu Giấy triển khai mô hình “Góc thư giãn Công đoàn”; CĐ ngành Xây dựng Hà Nội triển khai mô hình “Nhà nghỉ lưu động cho công nhân môi trường” và mô hình “Phúc lợi đoàn viên” với 5 đơn vị cung cấp sản phẩm thiết yếu cho công nhân, mức ưu đãi lên đến 50%.
Phát biểu tại Lễ biểu dương, Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐVN Thái Thu Xương đánh giá cao kết quả đã đạt được của CĐ Thủ đô, đồng thời đề nghị tiếp tục triển khai có hiệu quả Chỉ thị 52 của Ban Bí thư về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác nâng cao đời sống tinh thần cho công nhân lao động khu công nghiệp, khu chế xuất”. Tiếp tục chú trọng xây dựng và phát triển các thiết chế văn hóa CĐ, tạo điều kiện cho đoàn viên NLĐ tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao.
Đặc biệt, trong Tháng Công nhân năm 2025 với chủ đề “Công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới”, các cấp CĐ cần tập trung tổ chức các hoạt động thiết thực, hiệu quả, chăm lo cho đoàn viên, NLĐ cả về vật chất lẫn tinh thần.
https://laodong.vn/cong-doan/nhieu-sang-tao-trong-xay-dung-nep-song-van-hoa-cong-nghiep-1483505.ldo